Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Gút

Bệnh Gút là gì

Hotline 0816677997

Friday, August 16, 2019

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ đến bạn những thuốc trị Gout tốt nhất hiện nay

Hiện nay bệnh Gout là căn bệnh khá phổ biến, bởi vậy việc nắm rõ được các loại thuốc điều trị bệnh gout sẽ giúp một phần không nhỏ trong cải thiện đời sống của người bệnh

Bài viết này hãy cùng Forgout tìm hiểu về bệnh gout cũng như được chia sẻ đến bạn đọc những thuốc trị Gout tốt nhất hiện nay!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH GOUT

Bệnh gout là gì?

Theo các bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh Gout (Gút) là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái. Nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

Gout có 2 thể là cấp tính và mạn tính, các triệu chứng của bệnh gout tiến triển qua 4 giai đoạn chính, diễn tiến âm thầm và người bệnh thờ ơ, không chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Các loại thuốc điều trị gout mãn tính

Gout là bệnh lành tính và có khả năng chữa bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Khi bị gout, bệnh có thể gây ra những tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau như thận, mạch máu, tim, tổ chức dưới da gây ra viêm khớp gout cấp dẫn đến bị đỏ và đau dữ dội ở vùng khớp ngón chân cái, cổ chân, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay.

Bệnh gout thường gặp ở những người đàn ông sau 30 tuổi, có cơ địa đặc biệt, thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu đạm và uống nhiều bia rượu. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới. Bệnh gout phá hủy các khớp, làm biến dạng khớp và làm giảm đi chức năng gan và thận, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, rối loạn mỡ máu. Bệnh gout hiếm gặp ở phụ nữ, chỉ chiếm khoảng 10% nữ bị gout.

Xem thêm: Chỉ số axit uric cao là bao nhiêu?

Nguyên nhân gây ra bệnh gout


Nguyên nhân gây ra bệnh gout đó là do mức sống và lối sống của người dân hiện nay tăng lên rõ rệt, những điều này đã làm thay đổi cơ cấu bệnh tật của nước ta. Nguyên nhân chủ yếu như tiêu thụ bia rượu, sử dụng chế độ ăn giàu purin thịt đỏ, nội tạng động vật… Bên cạnh đó, việc người dân tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm như corticosteroid, aspirin, thuốc lợi tiểu, loãng xương, teo cơ, nhiễm trùng, viêm loét đường tiêu hóa, suy tuyến thượng thận trong thời gian dài.

Xem thêm: Cách điều trị gout hiệu quả

Cho đến nay thì y học hiện đại cũng chưa có phương pháp nào điều trị khỏi bệnh gout hoàn toàn, mà chỉ nhằm giảm thiểu cơn đau do gout và ngăn ngừa sự gia tăng lên của axit uric trong máu.

THUỐC ĐIỀU TRỊ GOUT HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Sử dụng thuốc tây y là biện pháp hữu hiệu để điều trị bệnh gút hiện nay, theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn hiện nay các loại thuốc trị gút tốt nhất có thể

Thuốc Corticoid

Là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ trên nhiều cơ quan trong cơ thể do đó bạn cần cẩn trọng khi dùng và dùng đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của cơn gout cấp không làm ngăn chặn được sự gia tăng của axit uric trong máu vậy nên chúng ta không dự phòng được cơn gout tiếp theo.

Thuốc Allopurinol

Đây là loại thuốc điều trị gout mãn tính và được sử dụng rộng rãi nhất để giảm nồng độ acid uric trong máu, làm chậm lại quá trình sinh sản acid uric và có thể hòa tan các tinh thể. Khi mới bắt đầu dùng cần phải dùng liều thấp sau đó tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường.

Nên cẩn trọng cho bệnh nhân có tiền sử suy thận, cần kiểm tra thận thường xuyên nếu độ lọc cầu thận giảm thì phải giảm liều thuốc hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng. Allopurinol không sử dụng trong cơn gout cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm.

Xem thêm: Các giảm axit uric hiệu quả

Thuốc Febuxostat

Thuốc Febuxostat sẽ được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân có kèm suy thận. Thuốc giúp ngăn chặn một enzyme phá vỡ purin thành acid uric. Khi uống thuốc này mỗi ngày sẽ có tác dụng phụ như kích ứng gan, buồn nôn, đau khớp hoặc phát ban.

Thuốc Probenecid

Đây là loại thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng bệnh gout tái phát, tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải là sỏi thận, đau bụng, nhức đầu, phát ban, buồn nôn. Thuốc này uống sẽ làm giảm acid uric trong cơ thể bằng cách tăng lượng bài tiết trong nước tiểu, nó không được khuyến cáo cho những người bị bệnh thận.

Thuốc Pegloticase

Thuốc có tác dụng làm giảm acid uric nhanh chóng hơn rất nhiều so với các loại thuốc khác, đây là thuốc tiêm và được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh gout mạn tính nặng. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, đau họng, táo bón, bầm tím vùng tiêm, đau ngực… Bạn hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc bị huyết áp cao.

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH GOUT

Để điều trị bệnh gút hiệu quả nhất, người bệnh cần xây nguyên tắc xây dựng chế độ ăn hợp lý, các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng đưa ra một số nguyên tắc xây dựng chế độ ăn để phòng ngừa và hạn chế bệnh gút mà bạn có thể tham khảo như sau:

Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.
Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối…).
Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.
Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.
Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.
Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.
Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.
Uống Sữa, ăn rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.
Giảm lượng đạm trong khẩu phần: Tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày). Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh gout cũng như chia sẻ đến bạn các loại thuốc điều trị bệnh gút tốt nhất hiện nay!

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Xem thêm thông tin bệnh gout tại đây

Wednesday, August 14, 2019

Không nên trị gout bằng thuốc giảm đau

Bệnh gout luôn đem lại cảm giác đau nhức, khó chịu cho con người vì thế cần phải chữa trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên có một vài bệnh nhân (BN) do thiếu hiểu biết tự chữa bệnh tại nhà bằng thuốc giảm đau nên bệnh không giảm mà lại càng nặng hơn.



TS.BS Nguyễn Đình Phú - Phó Giám đốc BV Nhân dân 115, TP.HCM cho biết, hậu quả nặng nhất do điều trị bệnh gout sai chỉ định là chân tay bị biến dạng bất thường mà thực chất là biến dạng khớp.

Mua thuốc “tự xử” bệnh gout


Cách đây 1 tuần, BV Nhân dân 115 đã tiếp nhận một BN tên là N.N.P, 62 tuổi quê ở Long An trong tình trạng mệt mỏi, đừ người, da niêm nhạt, sưng nóng các khớp cổ tay chân, đầu gối, các khớp nhỏ ở hai bên bàn tay, bàn chân. Trên vị trí các khớp lớn ở đầu gối, cổ chân và khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân người bệnh còn nổi lên những nốt sần to nằm rải rác cho thấy khớp đã bị viêm nặng. Bà M. vợ của ông P. cho biết, chồng bà được BS tại BV Đa khoa Long An chẩn đoán bị bệnh gout từ năm 2006. Thời gian đầu ông còn đi khám và lấy thuốc về uống nhưng sau đó do bận rộn công việc và nghe lời khuyên của một vài người thân, người đàn ông này đã tự ra tiệm thuốc tây mua các loại thuốc giảm đau về uống. “Thời gian đầu khi tôi uống thấy chân tay bớt sưng và nhất là không còn tình trạng đau nhức như trước đây kể cả những lúc đi nhậu về. Tôi nghĩ mình đã uống đúng thuốc. Tuy nhiên gần đây các khớp chân khớp tay bị viêm nặng xuất hiện nhiều nốt lớn nên tôi mới lên BV Nhân dân 115 để điều trị” - ông P. kể. Đó cũng là cách chữa bệnh gout của bà Võ Thị Nguyệt ngụ ở huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai cách đây 5 năm. Bà Nguyệt không ngờ rằng thuốc giảm đau đánh lừa được cơn nhức mỏi tại chỗ nhưng lại gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng là chân tay bị nổi cục mà nguyên nhân là do các khớp lớn khớp nhỏ trong cơ thể bà đã bị biến dạng nặng. Trong lúc đó bà Nguyệt vẫn giữ thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, thịt đỏ và lại ít vận động. Trong lúc xương khớp “phát triển” bất bình thường thì các phần cơ lại teo đi nhanh chóng nên dần dần việc cầm nắm bằng tay và đi đứng bằng chân của người phụ nữ U60 cũng bắt đầu khó khăn hơn.

Tại BV nhân dân 115, sau khi xét nghiệm các BS điều trị đã chẩn đoán và kết luận BN P. bị bệnh gout cấp trên nền mạn tính. Bên cạnh đó một vài biến chứng đi kèm như hạ natri máu, suy thận cấp và viêm dạ dày do sử dụng thuốc. Sau một thời gian ngắn dùng thuốc uống điều trị nội khoa tích cực BN mới dần phục hồi sức khỏe, giảm đau nhức tại các khớp chân tay. Nguyên nhân được chẩn đoán là BN tự ý dùng thuốc giảm đau quá liều trong một thời gian quá dài.

Xem thêm: Cách giảm axit uric hiêu quả

Tránh làm khớp biến dạng


BS Cao Thanh Ngọc - Trưởng đơn vị Nội cơ xương khớp (BV ĐH Y dược TP.HCM) cho biết, bệnh gout mạn tính thường có lắng đọng cục tophi trong dịch khớp hoặc ở các mô do không kiểm soát được nồng độ axít uric. Cục tophi không chỉ gây đau đớn, thoái hóa khớp, hư mặt khớp mà còn gây biến dạng và hạn chế chức năng vận động. Nhiều trường hợp vỡ nhiễm trùng, xương khớp bị phá hủy hay viêm xương phải cắt cụt chi, thậm chí nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng. Do đó BN nên khám BS chuyên khoa khớp để được tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc an toàn. Theo BS Ngọc, hầu hết người mắc gout thường có chung quan niệm là hay xem nhẹ tình trạng bệnh, cho rằng không nguy hiểm bằng các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… Hơn nữa do chủ quan sức khỏe và vì bận công việc nên không tuân thủ chỉ định điều trị của BS. Nhiều người chỉ dùng thuốc khi sưng đau khớp, sau đó triệu chứng cải thiện thì tự ý bỏ thuốc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Việc lạm dụng thuốc kháng viêm giảm đau giống như người bệnh tự nuôi cục tophi gây biến dạng khớp và thường gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như chảy máu dạ dày, suy gan, suy thận… mà trường hợp điển hình là hai BN trên đã mắc phải.

Xem thêm: Chữa gout bằng lá tía tô

Gout là bệnh mạn tính nên người bệnh cần phải dùng thuốc thường xuyên và suốt đời. Việc lạm dụng thuốc giảm đau ở BN gout có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột tử… Do vậy BS Ngọc khuyến cáo người bệnh khi được chẩn đoán mắc gout nên bình tĩnh đối mặt và chấp nhận liệu trình điều trị lâu dài. Một số người bệnh có tâm lý sử dụng thuốc lâu dài sẽ nóng và gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm vì hiện nay đã có nhiều thuốc an toàn cho người bệnh. Trường hợp người bệnh dị ứng với thuốc hạ axít uric máu cũng có thuốc khác thay thế không gây dị ứng. “Người bệnh gout cần có lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mái, tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng hợp lý, uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh thức ăn chứa nhiều đạm động vật như nội tạng, thịt bò, hải sản. Đặc biệt, BN nên cảnh giác với những thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc” - BS Phú đưa ra lời khuyên.

Xem thêm: Chữa gout bằng Đông Y

Bài, ảnh: Phương Đăng

Giới thiệu sản phẩm Forgout

Tuesday, August 13, 2019

Cây tía tô chữa bệnh gút hiệu quả đến mức nào?

Bệnh gút khiến những khớp xương bị đau nhức. Những cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Thậm chí, chúng còn khiến bạn mất ngủ. Đừng lo, khi giờ đã có phương pháp dùng cây tía tô chữa bệnh gút cực hiệu quả.

Xem thêm: Điều trị gout bằng Đông Y

Bệnh gút (gout) gây ra do chế độ ăn uống sinh hoạt dẫn đến dư thừa acid uric trong máu làm tích tụ và lắng đọng tinh thể tại các khớp xương.

Các thuốc dùng ngắn ngày chỉ có tác dụng tạm thời, khó có thể dùng thuốc cả đời, nên việc điều trị bằng thuốc khó đạt kết quả nếu như người bệnh không kết hợp giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Dùng bột tía tô là phương pháp hiệu quả và phù hợp hơn cả đối với việc phòng và ngăn chặn tận gốc bệnh gout nên có thể sử dụng bột tía tô như một thức uống, một loại gia vị hấp dẫn trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo tác dụng phụ.

Đó chính là nhờ kết quả của một số nghiên cứu ở giống tía tô Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata có giá trị dược liệu cao hơn cả và hỗ trợ điều trị tích cực cho các triệu chứng gout hơn các giống tía tô khác của Nhật Bản.

Xem thêm: Cách giảm axit uric hiệu quả

Họ đã tìm thấy có 4 chất khác nhau trong loại rau gia vị này ức chế các enzym xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid uric. Bằng cơ chế này, nồng độ acid uric có thể được giữ ở mức thấp. Ở nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào, nhưng lá tía tô chữa bệnh gút không còn xa lạ với nhiều người.

Chẳng hạn để ngừa bệnh gút tái phát có thể ăn lá tía tô như rau sống phòng gút. Chỉ đơn giản là thêm tía tô vào bữa ăn, ăn như rau sống tốt hơn là nấu chín. Tất nhiên là nên chọn mua nguồn rau sạch nếu không muốn bị thêm “tác dụng phụ”.

Xem thêm: Top 10 nguyên nhân bệnh gout

Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên, hãy lấy ngay tía tô nhai và nuốt để chặn cơn đau tái phát. Hoặc hàng ngày dùng bột tía tô rắc cơm, rắc vào thức ăn như gia vị trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát.

Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng bột tía tô hãm nước uống như uống trà ngay, bã bột lắng sau khi pha trà đắp vào chỗ khớp bị sưng để chặn cơn đau lại, hoặc cũng có thể hãm nước bột tía tô làm nước ngâm, rửa các khớp khi bị đau hoặc trước khi đi ngủ hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt. Thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức. Có thể dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.

Khi xảy ra gút đau cấp nghĩa là trong cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút. Do đó dùng nước bột tía tô hãm đặc uống có tác dụng chống viêm, lợi tiểu nên tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau.

Có thể đồng thời hòa bột tía tô với nước sôi, đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hay rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Không sắc nước lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất tinh dầu trong lá. Kinh nghiệm của các bậc tiền bối cho hay sau 30 phút là cơn đau đã thuyên giảm.

BS HOÀNG XUÂN ĐẠI

Giới thiệu sản phẩm Forgout

Monday, August 12, 2019

Tìm hiểu ngay phương pháp trị bệnh gout bằng đông y

MỤC LỤC: Nội dung bài viết
Gút là căn bệnh chẳng còn xa lạ với bất kỳ ai đặc biệt là nam giới. Có thể nói đây là căn bệnh viêm khớp gây ám ảnh với nhiều người bởi cơn đau mà nó gây ra sẽ kéo đến bất cứ lúc nào rồi ra đi bất cứ lúc nào. Thường thường triệu chứng bệnh kéo dài từ 7-10 ngày sau đó biến mất vài tháng đến 1 năm rồi quay trở lại. Đó chính là lý do khiến nhiều người chủ quan trước tình trạng bệnh. Bệnh để lâu, tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang mãn tính và khó điều trị. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường.

Trị bệnh gout bằng đông y

Hiện phương pháp điều trị bệnh gút bằng tây y, bằng thuốc tân dược chỉ có khả năng giảm đau, giảm thiểu triệu chứng mà thôi, khó có thể dứt điểm bệnh, vì vậy trong bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp trị bệnh gout bằng đông y, bằng y học cổ truyền.

Xem thêm: Điều trị gout bằng thuốc Nam

Gout còn có tên gọi khác là bệnh thống phong. Theo đông y, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout gồm 3 lý do:

+ Thứ nhất là do hàn, phong, thấp – do khí hậu lạnh, thời tiết thất thường mà ra

+ Thứ 2 là do căng thẳng kéo dài

+ Thứ 3 là do chế độ sinh hoạt bất quy tắc, không khoa học, ăn uống thất thường gây khí tán, huyết ứ.

Ngày xưa, gout được xem là căn bệnh nhà giàu, bệnh của vua chúa bởi ăn nhiều sơn hào hải vị, dư thừa chất dinh dưỡng, chất quá bổ béo. Còn ngày nay, gout không còn là bệnh của nhà giàu nữa mà bất cứ ai cũng có thể mắc gout. Cuộc sống phát triển, xã hội phát triển, đời sống đầy đủ, bệnh tật rình rập.

Gout thường gặp ở nam giới và đặc biệt những người trên độ tuổi 30, nếu đặc thù công việc bạn thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, tham gia những buổi tiệc rượu cùng đối tác…thì nguy cơ mắc gout là cực kỳ cao. Hãy lưu ý.

Xem thêm: Chữa gout bằng tía tô

 Gout khởi phát bệnh thành từng đợt, tự đến rồi tự đi với các biểu hiện rõ ràng như cơn đau nhức, nóng đỏ các khớp chân tay, khớp gối, mắt cá chân…cơn đau dữ dội hơn vào buổi đêm. Mỗi đợt gout tái phát có thể cách nhau vài tháng đến 1 năm, tùy từng tình trạng bệnh mỗi người cũng như tùy vào chế độ ăn uống.

Xem thêm: Chữa gout bằng đông y

Để điều trị bệnh gout bằng đông y, một vài phương pháp có tác dụng thông kinh hoạt lạc, trừ phong thấp..tác dụng từ gốc đến ngọn mang lại kết quả khả quan sau đây chúng ta nên biết.

Bài thuốc 1: Điều trị bệnh gout cấp

Chuẩn bị:

8g đào nhân
12g phòng phong
12g hoàng kỳ
6g nhũ hương
12g thổ phục
20g đan sâm
8g hồng hoa
8g một dược
16g đương quy
12g hy thiêm
12g xích thược
Cách làm

Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc, ngày 1 thang, liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả

Bài thuốc 2: trị bệnh gout cho người bị tăng huyết áp

Chuẩn bị

12g thiên ma
12g xuyên khung
20g đan sâm
12g xích thược
12g kê huyết đằng
8g sơn thù
12g câu đằng
12g đương quy
12g hạ khô thảo
12g thổ phục
12g thục địa
12g bạch linh
Cách làm tương tự bài thuốc 1

Bên trên là 2 bài thuốc trị bệnh gout bằng đông y mà mọi người có thể áp dụng. Ngoài việc dùng thuốc, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề dinh dưỡng. Việc ăn uống hàng ngày là 1 trong những nguyên nhân chính gây gout do đó mọi người cần chú ý xây dựng thực đơn khoa học, hợp lý để từ đó mang lại kết quả trị bệnh được khả quan hơn.

Giới thiệu sản phẩm Forgout

Xem thêm:

Allpourinol là một chất ức chế men xanthine oxydase có tác dụng chống tổng hợp acid uric được sử dụng để làm giảm acid uric cho hầu hết các bệnh nhân gout (gút). Thuốc rất hiệu quả, dễ sử dụng, ít chống chỉ định và ít tác dụng phụ. Dị ứng với allpourinol tuy ít gặp, chỉ chiếm khoảng 5% số người sử dụng thuốc này, nhưng đây lại là một điều rất không may của bệnh nhân gút. Khi bị dị ứng, người bệnh buộc phải ngưng allpourinol và cần thực hiện một số biện pháp khác thay thế để làm giảm bớt tiến triển xấu của bệnh gút. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin sau bài viết này nhé




Allopurinol là biện pháp chính để làm giảm acid uric máu, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh gút, có thể dùng cho mọi bệnh nhân gút. Đây không phải là thuốc kháng viêm giảm đau nên không dùng lúc bệnh nhân đang có cơn viêm khớp gout cấp. Thuốc được sử dụng đều đặn, dài hạn (suốt đời) nhằm giữ cho lượng acid uric máu của người bệnh luôn ở mức bình thường, ngăn ngừa tái phát các đợt viêm khớp gút cấp, ngăn ngừa các biến chứng thận của bệnh gout nên được coi là thuốc chữa bệnh gout.

Khi nào không dùng được allopurinol?


Cũng như mọi thuốc, bên cạnh tác dụng điều trị, allopurinol cũng có thể gây nên những phản ứng không mong muốn như dị ứng, viêm gan nhiễm độc, xáo trộn chức năng gan, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt...
Dị ứng allopurinol là biểu hiện thường gặp nhất, hiện tượng này có thể nhẹ như nổi mẩn, ngứa nhưng cũng có thể nặng nề như tăng men gan, viêm thượng bì hoại tử, hội chứng Stevens Jonhson...
Khi có biểu hiện bất thường gì xảy ra  liên quan tới thuốc, trước tiên nên ngưng thuốc và trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không được tiếp tục sử dụng thuốc.
Dị ứng allopurinol chỉ gặp ở khoảng dưới 10% người sử dụng thuốc và rất hiếm xảy ra những trường hợp dị ứng nặng.

Tại Khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, trên gần 1.500 bệnh nhân gút nằm viện (từ 2001 - 2008) chúng tôi cũng đã có 44 bệnh nhân bị dị ứng với allopurinol, chiếm tỷ lệ khoảng 3%.

Thuốc làm tăng khả năng dị ứng của allopurinol?


- Thuốc ức chế men chuyển captopril.
- Thuốc lợi tiểu thiazide, đặc biệt khi chức năng thận bị giảm sút.
Vì vậy, hai thuốc này được khuyến cáo không dùng khi bệnh nhân đang dùng allopurinol.
Ngoài ra, khi dùng allopurinol người bệnh còn được khuyên không nên dùng kháng sinh nhóm beta lactam vì  allopurinol làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh này. Kháng sinh nhóm  beta lactam bao gồm các loại penicilline và cephalosporine, trong đó hay gặp nhất là ampicilline và amoxyclline.

Xem thêm: Chữa gout bằng Đông Y

Có thuốc gì thay được allopurinol?


Allopurinol là thuốc chống tổng hợp acid uric, được coi là thuốc chữa bệnh gút. Hiện nay rất ít thuốc có thể thay được allopurinol vì vậy dị ứng với  allopurinol là một điều không may với bệnh nhân gút. Các biện pháp thay thế khi dị ứng với allopurinol bao gồm:

- Dùng thực phẩm chức năng Forgout là một chế phẩm của Công ty Dược phẩm TW3, Forgout đã được đưa vào nghiên cứu lâm sàng về công dụng hạ axit uric hiệu quả, không gây tác dụng phụ và an toàn cho gan thận. Quá trình thử nghiệm đã được các bác sĩ Đại học Y Hà Nội tiến hành tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy: Có đến 96,7% người bệnh thấy hiệu quả sau 3 tháng sử dụng và sản phẩm không hề có tác dụng phụ gây hại cho gan thận cũng như với sức khỏe, thay thế và khắc phục hoàn toàn những tác dụng phụ của Allopurinol

Xem thêm: Chữa gout bằng lá tía tô theo phương pháp của người Nhật

- Dùng febuxostat (adenuric) một chất ức chế men xathine oxydase mới đưa ra thị trường châu Âu cuối năm 2007, có thể thay thế allopurinol (khi dị ứng allopurinol) hoặc kết hợp cùng allopurinol để tăng tác dụng điều trị. Tuy nhiên thuốc này khá đắt và hiện chưa có tại thị trường Việt Nam

- Dùng thuốc tăng thải acid uric ra nước tiểu như probenecid (benemid), sulfinpyrazone (desuric, anturan). Tuy nhiên, các thuốc này cũng không có thường xuyên trên thị trường nước ta, đắt tiền, nhiều tác dụng phụ, khó sử dụng vì có khá nhiều chống chỉ định (bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân có sỏi thận...).
- Uống lá Xake, đây là một loại thuốc Nam thường được dùng để nhuận gan, lợi tiểu. Cơ chế tác dụng của thuốc như thế nào chưa rõ nhưng trên thực tế khi uống hàng ngày, có thể làm giảm làm acid uric máu.
- Uống các loại nước khoáng có bicarbonate, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tăng thải acid uric ra đường tiểu.
- Tiết chế thật tốt, giảm lượng đạm tiêu thụ hàng ngày, không uống rượu, bia và các thức ăn giầu purine (đã nêu trên).

Phải làm gì khi dị ứng allopurinol?


     Nếu dị ứng nặng, bệnh nhân sẽ phải ngưng sử dụng allopurinol suốt đời.
    Nếu dị ứng nhẹ, thầy thuốc có thể làm phương pháp giải mẫn cảm (cho liều nhỏ, tăng dần) cho người bệnh, nếu không bị dị ứng nữa bệnh nhân sẽ được tiếp tục dùng thuốc, nếu vẫn tiếp tục bị dị ứng, người bệnh sẽ phải ngưng dùng thuốc.
      Tuy nhiên, trên mọi bệnh nhân, hiện tượng dị ứng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình dùng thuốc vì vậy người bệnh phải được theo dõi thường xuyên.    
            Tóm lại, tuy không thường gặp nhưng dị ứng allopurinol thực sự là một điều không may cho bệnh nhân gút vì các biện pháp thay thế thường tốn kém hơn và kém hiệu quả hơn.  Allopurinol là thuốc sử dụng dài hạn nhưng người bệnh không thể tự dùng mà luôn luôn cần sự theo dõi và kiểm soát của thầy thuốc để điều chỉnh liều lượng cho hợp lý, tránh các tương tác bất lợi và tránh các tác dụng có hại của thuốc, đặc biệt là hiện tượng dị ứng với thuốc.  
            PGS.TS.BS. Lê Anh Thư
            (Khoa nội cơ xương khớp, BV Chợ Rẫy, TP.HCM) 

            Sunday, August 11, 2019

            Giấm táo giúp giảm bệnh gout hiệu quả, bạn đã biết chưa?


            Ngoài thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, bạn có thể chữa bệnh gout bằng cách sử dụng giấm táo để giảm triệu chứng của bệnh. Vậy tại sao giấm táo lại có lợi cho người bệnh gout? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

            chữa gout bằng giấm táo


            Giúp loại bỏ acid uric


            Nồng độ acid uric trong máu cao là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Trong khi đó, acid malic trong giấm táo lại giúp phá vỡ và loại bỏ acid uric. Ngoài ra, vitamin C trong giấm táo là chất chống oxy hóa mạnh nên giúp giảm thiểu tác hại của gốc tự do trong cơ thể.

            Tăng độ pH của nước tiểu 


            Độ pH của nước tiểu thường có tính acid nhẹ nên khả năng bài tiết acid uric trong cơ thể thông qua nước tiểu thấp. Bởi vậy, kiềm hóa nước tiểu là cách đơn giản để tăng lượng acid uric được thải ra khỏi cơ thể. Sử dụng giấm táo sẽ giúp kiềm hóa nước tiểu và giúp loại bỏ acid uric hiệu quả.

            Xem thêm: Điều trị gout bằng thuốc Nam

            Chống béo phì


            Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout và giảm cân có thể giúp làm giảm mức độ acid uric. Giấm táo là giải pháp đơn giản giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả. Trong một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tờ Annales de Cardiologie et d'Angéiologie, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, giấm táo có thể giúp chuột cảm thấy nhanh no, từ đó giảm cân tốt hơn.

            Xem thêm: Chữa gout bằng tía tô

            Có tác dụng chống viêm


            Quá trình viêm gia tăng trong cơ thể có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp giúp giảm viêm trong cơ thể. Giấm táo giúp chống viêm hiệu quả, do đó nó có thể chống lại các triệu chứng của bệnh gout. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, giấm táo có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

            Đẩy lùi bệnh gout an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm chứa thảo dược thiên nhiên


            Giấm táo có thể mang đến những lợi ích nhất định cho người mắc bệnh gout. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều giấm táo có thể gây ra ảnh hưởng cho cơ thể, nhất là dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm cho mình phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao hơn.

            Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược đang được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu như sản phẩm có thành phần chính từ cây trạch tả. Khi trạch tả kết hợp cùng các thảo dược quý khác như nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… sẽ tạo nên bài thuốc giúp hạ acid uric máu, giảm sưng đau khớp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, ngăn chặn bệnh tái phát.

            Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả là phương pháp cải thiện bệnh gout hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng ngay hôm nay.

            Xem thêm: Chữa gout bằng đông y

            Giới thiệu sản phẩm Forgout

            Saturday, August 10, 2019

            Trị gout lâu năm phải biết vừa tấn công vừa phòng thủ

            Với bạn, cơn ác mộng thực sự là gì? Đối với bệnh nhân gout lâu năm, đó là những ám ảnh về đau đớn, là nỗi thống khổ vì phải kiêng ăn, là nỗi lo về nguy cơ suy thận… Những ám ảnh này khiến công việc và chất lượng sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


            Gout đáng sợ như thế nào?

            Các cơn đau gout diễn ra không theo quy luật nào, không theo bất cứ giới hạn về thời gian hay không gian nào. Nó có thể tấn công người bệnh ngay giữa cuộc họp quan trọng, lúc người bệnh đang vui đùa cùng con cái, hay đang hứng khởi du lịch cùng gia đình… Mỗi lần cơn đau bộc phát, người bệnh phải đối mặt với trải nghiệm kinh hoàng khác nhau, để lại những ám ảnh về tinh thần mà chỉ cần nhắc đến họ sẽ toát mồ hôi, lạnh sống lưng… bất chấp việc họ đã cố gắng ăn uống điều độ trong thời gian dài, hay vẫn dùng thuốc điều trị.

            Việc phải chịu đau đớn trong nhiều năm cùng với ám ảnh ăn kiêng, nỗi lo bị suy thận mà vẫn không tìm được cách chữa hiệu quả khiến người bệnh mệt mỏi, tính khí thất thường, dễ nổi cáu, stress triền miên... Họ giống như những chiến binh đơn độc di chuyển trong màn sương mờ mịt, không tìm thấy lối thoát, luôn phải đè nén nỗi đau để tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận từ công việc, sức khỏe, đến đời sống gia đình...

            Xem thêm: Điều trị gout bằng thuốc Nam

            Sở dĩ các “chiến binh gout” thường rơi vào tình cảnh này là vì đã đặt niềm tin vào việc kiêng ăn đạm sẽ giúp đỡ bệnh, và đặc biệt là do chọn phương pháp điều trị chưa phù hợp khi thường xuyên sử dụng các hoạt chất giảm đau kết hợp cùng các biện pháp tăng cường đào thải axit uric qua thận khiến thận phải làm việc quá tải dẫn đến suy thận về sau.

            Vậy đâu sẽ là giải pháp để tiếp thêm sức mạnh, giúp những “chiến binh gout” trong cuộc chiến gian nan này?

            Muốn khỏi gout hãy đi từ gốc rễ

            Y học hiện đại đã chứng minh gout là bệnh có nguyên nhân sâu xa từ sự rối loạn chuyển hoá đạm, liên quan nhiều đến chức năng chuyển hoá đạm thành axit uric và khả năng thải trừ axit uric của thận.



            Với cách nhìn nhận này, một số nhà khoa học xác định rằng việc tập trung vào cắt các cơn đau và tăng cường đào thải axit uric qua thận như phần lớn người bệnh gout lâu năm đang áp dụng như hiện nay chưa phải là lựa chọn tối ưu. Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần ổn định được quá trình chuyển hoá đồng thời ngăn chặn sự hình thành axit uric ngay từ đầu.

            Xem thêm: Chữa gout bằng đông y

            Phương pháp mới cho bệnh nhân gout lâu năm

            Bằng tất cả sự thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau của người bệnh, các nhà khoa học đã dành nhiều năm miệt mài nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm điều trị gout hữu hiệu là Forgout. Đây là sản phẩm có khả năng giải quyết hoàn toàn các vấn đề nan giải của người bệnh gout lâu năm nhờ vào công thức kết hợp hiệu quả giữa Y học Hiện đại là Febuxostat và phương thuốc cổ phương quý hiếm Đan Sâm và Tam Thất từ Y học Cổ truyền.

            Xem thêm: Chữa gout bằng tía tô

            Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng:

            + Febuxostat: được ví là “vũ khí” sắc bén có khả năng ngăn cản purin chuyển hóa thành axit uric, nên có công dụng phá tan quá trình hình thành axit uric ngay từ ban đầu.

            + Nhân tố chính của Forgout là sự kết hợp Đan Sâm – Tam Thất: Bài thuốc cổ phương quý có tác dụng ổn định quá trình chuyển hóa cực kỳ hiệu quả. Khi được ứng dụng vào điều trị gout, Đan Sâm – Tam Thất được ví như “chiếc khiên” vững chắc giúp quá trình chuyển hoá axit uric trong cơ thể người bệnh được ổn định dài lâu.



            Điểm nhấn để Forgout cho tác dụng điều trị gout vượt trội chính sự kết hợp hài hoà giữa các thành tố trên. Khi được kết hợp với nhau, công dụng của chúng sẽ được tăng lên gấp nhiều lần so với khi đứng riêng lẻ. Nhờ đó, Forgout có được tác dụng kép vừa ngăn ngừa sự hình thành axit uric ngay từ ban đầu vừa ổn định được quá trình chuyển hóa dài lâu giúp người bệnh gout lâu năm thoát khỏi việc ăn kiêng, thoát khỏi mối lo suy thận.

            Xem thêm: Forgout có tốt không?

            Với “bộ giáp” Forgout vững chắc và đầy hiệu quả này, từ bây giờ mỗi bệnh nhân gout không còn là “chiến binh cô độc” trong việc điều trị căn bệnh của mình. Từ đó giúp họ mở ra một chương mới trong cuộc sống khi không còn lo âu, tràn đầy vui vẻ và tận hưởng cuộc sống thêm trọn vẹn


            Là chế phẩm của Công ty Dược phẩm TW3, Forgout đã được đưa vào nghiên cứu lâm sàng về công dụng hạ axit uric hiệu quả, không gây tác dụng phụ và an toàn cho gan thận. Quá trình thử nghiệm đã được các bác sĩ Đại học Y Hà Nội tiến hành tại Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy: Có đến 96,7% người bệnh thấy hiệu quả sau 3 tháng sử dụng và sản phẩm không hề có tác dụng phụ gây hại cho gan thận cũng như với sức khỏe.

            Trong khi đó, kết quả nghiên cứu thực tế trên 206 bệnh nhận mắc hội chứng tăng axit uric máu tại Bệnh viện 19-8- Bộ Công an sau khi sử dụng sản phẩm đã cảm nhận sự khác biệt. Cụ thể, chỉ trong 1 tháng có đến 83,8% bệnh nhân đạt được hiệu quả hạ axit uric máu khá tốt và công nhận sản phẩm không có tác dụng phụ, an toàn cho gan thận.


            Trích: https://dantri.com.vn/doi-song/tri-gout-lau-nam-phai-biet-vua-tan-cong-vua-phong-thu-20180520212102113.htm

            Xem thêm: