Bệnh gout cấp là gì và liệu có chữa trị được dứt điểm được không?
Bệnh gout cấp là gì?
Bệnh gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Có rất nhiều nguyên nhân bệnh gout như do di truyền, thói quen uống nhiều rượu bia, thừa cân béo phì, ăn nhiều chất đạm, nhiễm khuẩn cấp, tăng Axit uric trong máu…
Theo phân tích của các chuyên gia, bệnh gout cấp tính là 1 trong 4 giai đoạn chính của bệnh gout. Cụ thể gồm: giai đoạn gout sớm, gout cấp, gout mạn và gout nặng. Trong mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Riêng đối với gout cấp thì những dấu hiệu bệnh gout đó có thể là:
Gout cấp là giai đoạn nặng hơn của bệnh gout và có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn |
Những cơn đau xuất hiện không có dấu hiệu báo trước, sưng đỏ các khớp, nhất là ở khớp ngón chân cái, khớp bàn tay...
Kèm theo đó là những dấu hiệu như sưng, đau, nóng, đỏ, bong tróc da…tại vị trí các khớp.
Những cơn đau nhức, sưng tấy thường chỉ kéo dài trong khoảng 12 – 24 tiếng, sau đó tự biến mất.
Người bệnh sẽ bị sốt nhẹ, ăn không ngon ngủ không yên, khát nước liên tục, ít có cảm giác buồn tiểu, nước tiểu sẫm màu...
Hầu hết những người mắc bệnh gout cấp thường sẽ phải chịu những cơn đau dữ dội, vô cùng khó chịu. Đặc điểm của chúng là xuất hiện bất thình lình không báo trước. Ngoài ra, “những vị khách không mời mà đến” này thường xuyên đến vào giữa khuya khiến người bệnh không thể ngủ ngon được.
Bệnh gout cấp có nguy hiểm không?
Thực ra thì, giai đoạn gout cấp mới chính là giai đoạn mở đầu cho căn bệnh gút này. Vì những dấu hiệu ở giai đoạn này xuất hiện rõ ràng, chứ không mờ nhạt như ở giai đoạn sớm.
Theo các chuyên gia thì bệnh gout cấp hoàn toàn không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Bởi vì trong suốt thời gian mắc bệnh, người bệnh chỉ phải đối mặt với những cơn đau nhức tại vị trí khớp chân. Theo thời gian thì cơn đau có thể lan dần ra ở các vị trí khác như khớp tay, khớp gối…Triệu chứng này chỉ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và khiến người bệnh gặp một chút khó khăn trong việc đi lại chứ không quá nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bệnh gout cấp được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, khi việc điều trị bệnh gout không đảm bảo được tính kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với những triệu chứng khủng khiếp hơn
Thậm chí, bệnh gout cấp nếu không chữa trị ngay còn có thể dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: huyết áp tăng cao, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, biến dạng khớp…
Cách điều trị bệnh gout cấp an toàn và hiệu quả
Thực tế thì để điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh gout là rất khó dù ở bất kỳ giai đoạn nào. Cốt lõi nằm ở chỗ hạ Axit Uric về ngưỡng an toàn. Nhưng đầu tiên người bệnh có thể dùng thuốc. Mục tiêu điều trị bệnh gout cấp tính là loại bỏ đau nhức và sưng tấy ở các khớp. Kiên trì hạ Acid uric về ngưỡng an toàn để các cơn đau không còn quay lại nữa.
Dùng thuốc kháng viêm giảm đau:
Có thể kể đến 3 loại thuốc được dùng để giảm đau kháng viêm gồm: Colchicine, Corticosteroid và thuốc chống viêm không Steroid.
Hạ Axit Uric:
Dùng thuốc giảm đau và hạ Axit uric là cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp phổ biến |
Có 2 cách để hạ Axit Uric trong máu gồm uống thuốc (Allopurinol, Febuxostat) và các cách hạ Axit Uric khác như tăng đào thải qua thận, kiềm sinh học và ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric từ đầu.
Bên cạnh các cách điều trị gout cấp bằng thuốc thì người bệnh cũng cần ghi nhớ một số điều sau để kiểm soát bệnh gout cấp tốt hơn
Uống thật nhiều nước, vì nước sẽ giúp tăng số lần bài tiết và giúp loại bỏ Axit Uric khỏi cơ thể hiệu quả.
Biết được những loại thực phẩm người bệnh gout cần kiêng và tránh xa những loại thực phẩm đó. Ví dụ như tránh xa rượu bia, thực phẩm giàu purin…mà thay vào đó là tăng cường các loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau xanh, trái cây…
Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Lên lịch làm việc và nghỉ ngơi khoa học để cơ thể khỏe mạnh.